Cọc tre và cọc bê tông nên chọn loại cọc nào để xử lý cho móng công trình ? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm.
Trong một công trình nền móng chiếm chi phí xây dựng lớn nên việc lựa chọn cọc nào để móng công trình được trường tồn theo thời gian là điều vô cùng quan trọng. Cùng Xây Dựng Nền Móng phân tích qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt:
Cọc tre và cọc cừ tràm
Yêu cầu của cọc tre
Cọc tre chất lượng để đóng cọc phải đảm bảo:
– Tre làm cọc phải là tre già ,tre đực trên 2 năm tuổi, thẳng và tươi, đường kính tối thiểu phải trên 6cm (thường từ 80-100mm), không cong vênh quá 1cm/ 1md cọc.
– Nếu tre rỗng thì độ dày tối thiểu của ống tre từ 10 – 15mm vì vậy khoảng trống trong ruột tre càng nhỏ càng tốt.
– Đầu trên của cọc (luôn lấy về phía gốc) được cưa vuông góc với trục cọc và cách mắt tre 50mm, đầu dưới được vát nhọn trong phạm vi 200mm và cách mắt 200mm để làm mũi cọc.
– Chiều dài mỗi cọc tre từ 2m – 3 m. Chiều dài cọc cắt dài hơn chiều dài thiết kế 20cm-30cm
Đóng cọc tre, cọc cừ tràm khi nào?
Việc sử dụng cọc tre và cọc cừ tràm là giải pháp công nghệ mang tính chất truyền thống dùng để xử lý nền móng cho những công trình có tải trọng nhỏ trên nền đất yếu. Việc đóng cọc tre hay đóng cọc cừ tràm chính là một phương pháp gia cố lại nền đất yếu hoặc dùng trong dân gian thường chỉ dùng ở dưới móng chịu tải trọng không lớn (móng nhà, đường dân sinh…). Trong miền Nam thường dùng cọc cừ tràm bởi nguyên liệu sẵn có.
Cọc tràm và cọc tre có chiều dài từ 1,5 đến 6m được đóng để gia cường nền đất với mục đích là làm tăng khả năng chịu tải và làm giảm độ lún.
Ưu điểm cọc tre so với cọc bê tông
– Giá thành cọc tre rẻ từ 4500 đồng/mét dài.
– Tùy từng lại đất móng ép từ 16-36 cọc/m2, thời gian thi công đóng cọc tre (cừ tràm) nhanh, chậm thì 3 ngày là ép xong cọc tre cho móng nhà diện tích 100m2
– Đóng cọc tre (cừ tràm) để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của nền đất. Nếu cọc tre làm việc trong đất luôn ẩm ướt thì tuổi thọ sẽ khá cao từ 50-60 năm và có thể lâu hơn.
Nhược điểm cọc tre so với cọc bê tông
– Nếu cọc tre làm việc trong vùng đất khô hoặc ướt thất thường thì cọc rất nhanh bị mục nát.
– Việc đóng cọc tre chính là một phương pháp gia cố lại nền đất yếu chỉ dùng ở dưới móng chịu tải trọng không lớn. Nếu trong quá trình ép cọc tre mà cọc tre bị dập nát hoặc gãy thì cọc tre đó trở nên vô dụng, cố tình không rút cọc nên sẽ gây yếu vùng móng đó
Cọc bê tông
Cọc bê tông cốt thép được hiểu là loại cọc chống hoặc treo, thông thường nó thường được sử dụng trong những công trình nhà dân dụng với nhiều tầng hay những công trình nhà công nghiệp với tải trọng lớn. Cọc bê tông cốt thép được đánh giá cao về độ bền vững và đảm bảo sự vững chắc cho công trình, có khả năng chống lại được sự xâm thực của các hóa chất hòa tan có trong đất nền.
Ưu điểm cọc bê tông so với cọc tre
– Cọc bê tông sử dụng được trong hầu các hết địa chất như: đất liền thổ, đất ruộng và đất pha cát cọc bê tông đều phù hợp, với mỗi dạng địa chất thì độ sâu cọc khác nhau
– Chiều sâu cọc bê tông có độ sâu từ 10-30m phụ thuộc vào địa chất sẽ giúp cho nền móng ngôi nhà vững chắc về lâu dài.
Nhược điểm cọc bê tông so với cọc tre
– Trước đây việc đóng cọc bê tông thường chậm hơn nhiều so với đóng cọc tre hay đóng cừ tràm, song những năm gần đây nhờ các máy móc hiện đại thay thế sức lao động con người thì việc thi công ép cọc bê tông móng nhà cũng rút ngắn thời gian đáng kể.
Đặc biệt hiện nay, Xây Dựng Nền Móng đang áp dụng phương pháp đóng cọc bê tông bằng búa rung, một trong những phương pháp tiên tiến được áp dụng qua hàng trăm công trình lớn nhỏ mà luôn kịp tiến độ.
– Giá thành đóng cọc bê tông cao hơn so với đóng cọc tre hay đóng cừ tràm, giá thành từ 130.000-170.000 đồng/m dài, phụ thuộc vào kích thước thép và cọc.
Nên đóng cọc tre hay đóng cọc bê tông?
Tùy địa chất nền móng mà đưa ra phương án xử lý nền móng sao cho phù hợp. Nếu như chỉ xây dựng công trình có tải trọng thấp và nền đất ẩm ướt thì lựa chọn phương án đóng cọc tre còn nếu công trình yêu cầu cao về nền móng chịu tải trọng lớn thì phải chọn phương án đóng cọc bê tông.