Đóng cọc bê tông cốt thép (BTCT) là một trong những phương pháp thi công nền móng công trình được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Trong bài viết này các bạn sẽ biết được sơ qua về cách chuẩn bị và tiến hành đóng cọc BTCT.
Chuẩn bị đóng cọc BTCT
Trước khi tiến hành biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép thì chúng ta cần chuẩn bị kỹ để đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Cụ thể:
– Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như: báo cáo khảo sát địa chất của mỗi công trình, bản vẽ bố trí cọc, bản vẽ thiết kế móng, bản đồ công trình ngầm, quy trình thi công…
– Máy ép và thiết bị thi công cần phải di chuyển hết đến công trường.
– Mặt ngoài khu vực máy ép phải xếp đầy đủ cọc cần sử dụng. Các đoạn cọc cần phân nhóm và xếp riêng biệt từng nhóm có cùng chiều dài.
– Cọc được sử dụng cần phải có hồ sơ sản xuất cọc cũng như đầy đủ phiếu kiểm nghiệm của thép, tính chất cơ lý của bê tông, biên bản kiểm tra cọc…
– Với cọc bê tông cốt thép đúc sẵn chỉ được ép khi đã đủ tuổi cũng như đảm bảo kích thước và cường độ đạt chuẩn thiết kế.
Các bước ép cọc BTCT
– Sử dụng cẩu để dựng hết cọc cốt thép cũng như giá ép cọc bê tông để cọc thẳng đứng và vuông góc với mặt đất sau đó sử dụng thanh định hướng khung máy ép cọc bê tông cốt thép. Khi bắt đầu tiến hành ép cọc thì ta sẽ tiến hành từ từ làm sao để cọc vận chuyển xuống với vận tốc thấp để đảm bảo nó luôn thẳng đứng, không bị nghiêng, gãy.
– Tiến hành ép đến độ sâu như trong bản thiết kế, Khi đã tiến hành đóng xong cọc 1 thì sẽ tiến hành đóng cọc 2. Hãy nhớ là khi đóng cọc 2 thì cần căn chỉnh làm sao mà cọc 2 có đường trục trùng với trục kích và đường trục của cọc 1.
– Khi ép cọc 2 ta cũng tiến hành như ép cọc 1, ban đầu đóng từ từ sau đó tăng dần đến khi cọc được chắc chắn nhất.
– Sau khi ép cọc bê tông đầu tiên, ta sẽ trượt hệ giá ép đến vị trí tiếp theo và tiến hành ép tiếp. Sau khi ép cọc cốt thép đầu tiên thì sử dụng máy cẩu của dàn ép để ép tiếp cọc thứ 2.