Công tác giám sát thi công đúc cọc là cực kỳ quan trọng bởi nó quyết định tới khả năng chịu tải của cọc bê tông.
Khả năng chịu tải của kết cấu móng cọc bê tông phụ thuộc 50% vào chất lượng cọc và 50% vào chất lượng thi công đóng ép cọc bê tông cốt thép.
Trong suốt quá trình thi công đúc cọc bê tông của nhà thầu, các kỹ sư giám sát phải đến tận nơi đúc cọc để kiểm tra các khâu sau đây:
Tóm tắt:
Kiểm tra vật liệu cọc bê tông
– Chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép, xi măng; kết quả thí nghiệm kiểm tra mẫu thép, và cốt liệu cát, đá (sỏi), xi măng, nước theo các tiêu chuẩn hiện hành;
– Cấp phối bê tông;
– Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
– Đường kính cốt thép chịu lực;
– Đường kính, bước cốt đai;
– Lưới thép tăng cường và vành thép bó đầu cọc;
– Mối hàn cốt thép chủ vào vành thép;
– Sự đồng đều của lớp bê tông bảo vệ;
Kiểm tra kích thước hình học của cọc bê tông
– Sự cân xứng của cốt thép trong tiết diện cọc;
– Kích thước tiết diện cọc;
– Độ vuông góc của tiết diện các đầu cọc với trục;
– Độ chụm đều đặn của mũi cọc.
Nghiệm thu cọc bê tông trước khi sử dụng
– Toàn bộ thân cọc không được có vết nứt rộng hơn 0,2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm.
– Tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không lớn hơn 5% tổng diện tích bề mặt cọc và không quá tập trung.
– Không được dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định trong bảng sau: