Quy trình đóng cọc bê tông cốt thép

Việc xây dựng nền móng là vô cùng quan trọng đối với mọi công trình xây dựng. Vậy quy trình đóng cọc bê tông cụ thể như thế nào?

Trong bài viết này, Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Nền Móng xin được chia sẻ những kinh nghiệm quý báu đúc rút ra trong quá trình thi công đóng cọc bê tông cốt thép thực tế để các bạn tham khảo và áp dụng trong quá trình thi công đối với công trình của mình.

Khảo sát địa hình công trình trước khi đóng cọc BTCT

Công tác chuẩn bị, dự trù trước kế hoạch công việc luôn là việc đầu tiên các bạn nên làm trước khi bắt tay vào thực hiện bất cứ việc gì. Và đối với việc đóng cọc bê tông cốt thép cũng vậy.

Trước hết cần phải khảo sát địa chất, nghiên cứu những hồ sơ báo cáo về các tính chất của nền đất chuẩn bị thi công, các kết kết quả thí nghiệm tại nền đất đó và một số tài liệu khác. Từ đó xác định phương pháp đóng cọc cho hiệu quả.

Đóng cọc bê tông cốt thép đúng quy trình
Đóng cọc bê tông cốt thép đúng quy trình

Nếu địa hình của công trình cần đóng cọc bê tông cốt thép nằm ở khu vực đất cát thì phương pháp ép liên tục là phương pháp hiệu quả nhất. Khi ép tăng lực dần càng ngày càng nhanh, ép ngắt quãng tạo ra từng khoảng dừng. Quá trình diễn ra liên tục này sẽ tránh được trường hợp cát bị cố kết.

Còn có công trình thi công đóng cọc bê tông trên nền đất có hai lớp lớp đầu tiên dễ thi công còn lớp tiếp theo thì có tính chịu lực. Thì phương pháp thích hợp là ép một mạch đến khi đạt đến lực ép lớn nhất thì dừng.

Mặc dù vậy, công trình có mặt tại địa hình gì thì mặt bằng thi công đóng cọc BTCT cũng phải bằng phẳng, đất không bị lún. Có như thế thì khi đặt máy ép cọc mới đảm bảo, đồng thời cũng khiến cọc được ép xuống thẳng và không bị gãy.

Khảo sát địa hình cũng giúp cho việc xác định mốc tọa độ cọc chính xác hơn. Và để tránh được những sai xót trong quá trình ép cọc.

Những lưu ý khi đang thi công đóng cọc BTCT

Đầu tiên trong các lưu ý chính là bắn vị trí tim cọc lên mặt bằng. Đây là bước để định vị vị trí ép cọc, tốt nhất là dùng thép để đánh dấu lên các vị trí này để ép cọc cho chính xác.

Trong khi tiến hành ép cọc thì cũng có những điều cần phải chú ý sau. Đầu tiên là khi di chuyển máy vào vị trí ép cọc thì dùng máy toàn đạc để kiểm tra lại một lần nữa. Sau đó đưa cọc vào vị trí ép, hạ phần mũi cọc vào vị trí ép, cân chỉnh độ thẳng. Tiếp tục là bắt đầu ép cọc đến khi đầu cọc trồi lên mặt đất một đoạn khoảng 60-80. Lúc này tiến hành hàn nối cọc và tiếp tục ép và nối cho đến khi đạt độ sâu như thiết kế. Nếu cọc không ép được nữa mà vẫn chưa đạt độ sâu thiết kế thì chọn các biện pháp khác.

Trong công đoạn hành nối cọc thì cần kiểm tra xem các yêu cầu kỹ thuật của đường hàn. Cụ thể là cần kiểm tra chiều dài, chiều cao thiết kế đường hàn và một số yếu tố khác.

Kinh nghiệm đóng cọc BTCT hiệu quả là trong quá trình ép cọc cần ghi lại nhật ký ép cọc. Quá trình ghi nhật ký này phải cụ thể cho từng mét chiều dài cọc. Ghi chép lực ép đầu tiên sau đó cọc xuống một mét thì ghi lại lực ép tại thời điểm đó.

Hiện nay, người ta thường dùng máy ép tĩnh hoặc búa rung để đóng cọc BTCT. Đó là một trong những loại máy đóng cọc tốt .

Vấn đề an toàn lao động khi đóng cọc BTCT

Để việc thi công đóng cọc được hiệu quả thì vấn đề an toàn cũng rất quan trọng. Kinh nghiệm đóng cọc bê tông đảm bảo an toàn là các thiết bị thi công phải đảm bảo. Cụ thể là chuẩn bị đầy đủ máy móc thiết bị. Các thiết bị cần thiết cần được vận chuyển quanh khu vực thi công. Đảm bảo các thiết bị không bị hỏng hóc, lỗi xảy ra trong quá trình thi công.

Tiếp theo là công nhân cần phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động. Đồng thời chấp hành đầy đủ các quy định an toàn lao động khi vận hành máy ép cọc.

Trên đây là những lưu ý và kinh nghiệm đóng cọc bê tông cốt thép mà bạn nên biết. Trong xây dựng thì bất kỳ công đoạn nào cũng cần thực hiện kỹ lưỡng và đảm bảo, có như vậy công trình mới có thể hoàn thành và sử dụng hiệu quả…

Nếu cần đóng cọc BTCT, hãy liên hệ ngay qua số 0961.394.633 để được tư vấn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *