Biện pháp thi công ép cừ larsen

Biện pháp thi công ép cừ Larsen là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong công tác xử lý nền móng.

Vậy quy trình thực hiện biện pháp ép cừ Larsen được tiến hành ra sao, bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn biết.

Quy trình thi công ép cừ Larsen trong thực tế

4 bước trong quy trình thi công ép cừ Larsen là:

– Bước 1: Khảo sát địa chất của công trình về độ lún sụt, từ đó tính toán số lượng cừ Larsen sẽ sử dụng.

– Bước 2: Vận chuyển cừ và máy móc cùng trang thiết bị vật tư đến công trình.

– Bước 3: Tiến hành ép cừ dưới sự giám sát của cán bộ giám sát công trình. Trong quá trình ép phải ghi lại nhật ký ép cừ.

– Bước 4: Nghiệm thu toàn bộ quá trình ép cừ.

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Trong biện pháp thi công ép cừ Larsen cần phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành sau:

+ Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng công trình (TCXDVN 9394-2012)

+ Tổ chức thi công theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4055:1985)

+ Tiến hành nghiệm thu theo TCVN 4091:1985

+ Yêu cầu bảo dưỡng ẩm, bê tông nặng TCVN 8828:2011

Biện pháp thi công ép cừ larsen
Ép cừ Larsen bảo vệ móng công trình

Quy trình thực hiện, kiểm tra từng công việc

Để đảm bảo thi công các hạng mục công trình đúng kỹ thuật, mỹ thuật, giảm bớt sai sót, nhà thầu đề ra Quy trình thực hiện, kiêm tra từng công việc như sau:

– Bộ phận kỹ thuật của Ban chỉ huy công trường xem xét kiểm tra bản vẽ để triển khai thi công. Đề ra biện pháp thi công, kế hoạch thi công. Nếu phát hiện bản vẽ bị sai sót, bất hợp lý hoặc các cấu kiện cần phải triển khai chi tiết thì phải báo cáo lên Ban chỉ huy công trường Công ty để giải quyết.

– Sau khi nhận được báo cáo, Ban chỉ huy công trường công ty sẽ tiến hành triển khai chi tiết các cấu kiện, đề ra phương hướng xử lý các sai sót và trình duyệt với Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát để xem xét giải quyết.

– Khi đã được phê duyệt bản vẽ, biện pháp, các mẫu vật tư nhà thầu tiến hành triển khai thi công trong sự kiểm tra giám sát của Ban chỉ huy công trường công ty, của kỹ thuật bên A, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế.

– Trước khi chuyển bước thi công, nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu nội bộ. Nội dung kiểm tra là kích thước hình học, tim trục, cốt cao độ, độ chắc chắn kín khít của cốp pha, vị trí số lượng, đường kính, kích thước hình học của cốt thép, kiểm tra cốt liệu cho bê tông, nước thi công, các chi tiết chôn sẵn.

– Sau khi kiểm tra, nghiệm thu nội bộ hoàn tất mới tiến hành nghiệm thu với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát.

Phương án thi công ép cừ Larsen chi tiết

1. Công tác trắc địa công trình

Công tác trắc đạc đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho việc thi công xây dựng được chính xác hình dáng, kích thước về hình học của công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, độ nghiêng kết cấu, xác định đúng vị trí tim trục của các công trình, của các cấu kiện và hệ thống kỹ thuật, đường ống, loại trừ tối thiểu những sai sót cho công tác thi công. Công tác trắc đạc phải tuân thủ theo TCVN 3972-85.

Định vị công trình: Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của khu vực. Dựa vào bản vẽ mặt bằng định vị, tiến hành đo đạc bằng máy.

Định vị vị trí và cốt cao ± 0,000 của các hạng mục công trình dựa vào tổng mặt bằng khu vực, sau đó làm văn bản xác nhận với Ban quản lý dự án trên cơ sở tác giả thiết kế chịu trách nhiệm về giải pháp kỹ thuật vị trí, cốt cao ± 0,000. Định vị công trình trong phạm vi đất theo thiết kế.

Thành lập lưới khống chế thi công làm phương tiện cho toàn bộ công tác trắc đạc.Tiến hành đặt mốc quan trắc cho công trình. Các quan trắc này nhằm theo dõi ảnh hưởng của quá trình thi công đến biến dạng của bản thân công trình.

Các mốc quan trắc, thiết bị quan trắc phải được bảo vệ quản lý chặt chẽ, sử dụng trên công trình phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư. Thiết bị đo phải được kiểm định hiệu chỉnh, phải trong thời hạn sử dụng cho phép.

Công trình được đóng ít nhất là 2 cọc mốc chính, các cọc mốc cách xa mép công trình ít nhất là 3 mét. Khi thi công dựa vào cọc mốc triển khai đo chi tiết các trục định vị của nhà.

Lập hồ sơ các mốc quan trắc và báo cáo quan trắc thường xuyên theo từng giai đoạn thi công công trình để theo dõi biến dạng và những sai lệch vị trí, kịp thời có giải pháp giải quyết.

2. Công tác thi công cừ Lasen

Dùng cừ Larsen làm tường vây xung quanh, sau đó san đất tạo mặt bằng phục vụ cho việc thi công cọc. Sau khi thi công cọc và tường chắn xong, cừ sẽ được nhổ lên để sử dụng lại.

2.1. Công tác chuẩn bị

a. Nguồn điện:

Hoàn thiện lắp đặt nguồn điện 380V – 90kW và đ­ường tạm để máy, cẩu thi công.

b. Thời gian thi công dự kiến

– Đối với phương pháp ép cừ bằng máy tĩnh thời gian làm việc từ 6h đến 23h.

– Đối với ph­ương pháp ép cừ bằng búa rung  thời gian làm việc từ 7h đến 19h.

2.2. Tổ chức thi công

a. Biện pháp ép và rút cừ Larsen-4 bằng biện pháp ép tĩnh:

– Tập kết máy ép, cẩu và vật liệu cừ Larsen về vị trí thi công.

– Thiết bị thi công bao gồm :

+ Cẩu lốp chuyên dụng :

* Nhãn hiệu: hoặc Kato, Belco 16 – 25 tấn

* Sức Nâng: 25 tấn.

* N­ước sản xuất: Nhật bản

+ Máy ép cừ tĩnh: 80 – 130

* Lực ép đầu cọc: 70 tấn 130 tấn

* N­ước sản xuất: Nhật bản.

* Nguồn điện: 380V – 50KW.

Biện pháp thi công ép cừ larsen-1
Thi công ép cừ Larsen

Thi công:

– Chúng tôi sử dụng từ 1 đến 2 máy ép cừ thuỷ lực ( Có thông số trên ) để thi công công trình­ bản vẽ biện pháp thi công và phần cẩu phục vụ ép cừ di chuyển trên đường tạm.

– Do công tác thi công xây dựng xen kẽ nên chúng tôi phải bố trí nhịp nhàng để tránh việc thi công ảnh h­ưởng đến nhau dẫn đến chậm tiến độ công trình.

– Độ thẳng đứng của cây cừ Larsen có sai số trong khoảng từ 0-1% và đầu cừ nghiêng ra phía ngoài công trình. Độ thẳng đứng của cây cừ trong quá trình ép được căn chỉnh bằng máy và chúng tôi sẽ sử dụng quả rọi để xác định độ thẳng đứng của cừ.

– Quy trình thi công được chúng tôi thể hiện tại bản vẽ quy trình biện pháp thi công t­ường cừ:

– B­ước 1: Máy ép thanh cọc cừ đầu tiên đến chiều sâu quy định.

– Bước 2: Máy ép thanh cọc cừ thứ 2 và xác định mức chịu tải của cọc.

– B­ước 3: Nâng thân máy lên và dừng lại ở ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.

– Bư­ớc 4: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên.

– B­ước 5: Đẩy bàn kẹp cọc đầu búa về phía trớc xoay bàn kẹp từ phải sang trái.

– B­ước 6: Điều chỉnh đầu búa  vào cọc cừ để đ­a cọc xuống từ từ.

* L­ưu ý của phần ép là phải căn chỉnh cẩn thận để cọc không bị xiên.

Trong trư­ờng hợp rút cừ:

– Khi rút cọc làm phần ép, khi đó vị trí đứng cẩu để phục vụ rút bên thi công sẽ kết hợp cùng chủ đầu bàn bạc, nếu không thể đứng đ­ược ở phần đ­ường nội bộ và đường vành đai 2 chủ đầu tư phải cho phép bên thi công cho cần trục xuống sàn tầng hầm để phục vụ công tác rút cừ.

– Đơn vị thi công chúng tôi đề xuất: Để có thể rút cừ đ­ược thuận lợi đề nghị bên Chủ đầu tư thi công phần t­ường hầm sẽ tiến hành rút cọc rồi mới thi công tiếp nhần sàn tầng hầm. (Để tránh trường hợp cần trục phải di chuyển vào sàn tầng hầm gãy ­hỏng sàn)

2.3. Biện pháp an toàn

Trong quá trình thi công chúng tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề an toàn tại công trường, để đạt được điều đó, chúng tôi triển khai các công việc sau:

– trước khi thi công,  chúng tôi sẽ kiểm tra, kiểm định tất cả các máy móc thiết bị đủ và đạt tiêu chuẩn.

– Phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị phục trách Chuẩn bị đư­ờng để đảm bảo cho máy móc di chuyển trong quá trình thi công đ­ược an toàn.

– Phải th­ường xuyên kiểm tra các mối hàn liên kết, các bulông, xích truyền lực, puly cáp, mô tơ và hệ thống điện…

– Chỉ đ­ược dùng khi búa đó ổn định trên cọc. Cáp treo búa thả hơi chùng.

– Lúc đầu chỉ đ­ược phép rung với tần số thấp để khi cọc xuống ổn định rồi mới được tăng dần lực rung của búa.

– Đóng xong một cọc khi di chuyển máy đến vị trí cọc mới phải chú ý đến nền đất tránh hiện t­ượng nền đất bị sụt, lún làm nghiêng máy, lật máy.

– Tuyệt đối không đư­ợc đứng dưới đường dây điện cao thế.

– Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân vận hành trên công trường ( Giầy, quần áo, mũ bảo hộ….)

– Tập huấn quy trình an toàn lao động cho công nhân vận hành và thư­ờng xuyên yêu cầu cán bộ tại công trình kiểm tra, giám sát, nhắc nhở.

– Đặt các biển bao nguy hiểm tại các vị trí cần thiết.

– Cử ng­ười hư­ớng dẫn, xi nhan máy, phân luồng ( Nếu cần )

– Những ng­ười không có nhiệm vụ tuyệt đối không đư­ợc vận hành những máy móc thiết bị thi công trên Công trường.

– Công nhân lao động chỉ đ­ược làm việc dưới sự chỉ đạo của Cán bộ kỹ thuật và thợ máy.

– Tuyệt đối cấm những ng­ười không có nhiệm vụ đi vào khu vực thi công.

Bản vẽ biện pháp thi công ép cừ larsen

Download (Tải về) file dwg bằng cách click vào: Biện pháp thi công ép cừ larsen

Trên đây là toàn bộ những biện pháp kĩ thuật và tổ chức thi công đóng cừ Larsen cơ bản nhất để áp dụng vào quá trình thi công công trình. Nếu có điều gì thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ cho Xây Dựng Nền Móng qua số điện thoại 0961.394.633. Xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *