Vai trò và cấu tạo của giằng (dầm) móng

Dầm móng (giằng móng) là một bộ phận quan trọng trong móng công trình. Vậy cấu tạo của giằng (dầm) móng ra sao và có vai trò như thế nào?

Hãy cùng Xaydungnenmong.com đi tìm hiểu xem nhé.

Giằng móng là gì?

Giằng móng hay dầm móng là kết cấu nằm theo phương ngang của ngôi nhà. Nó có nhiệm vụ tạo sự liên kết giữa các móng để làm tăng độ vững chắc cho hệ khung kết cấu của công trình. Giằng móng có hình chữ nhật, hình thang hoặc hình chữ T.

Vai trò và cấu tạo của giằng (dầm) móng

Vị trí của giằng móng phụ thuộc vào vị trí của tường. Nó có thể nằm ở ngoài, giữa hay mặt trong của cột. Giằng móng bắt buộc phải có những tính toán cẩn thận và hết sức kỹ càng trong bất kì công trình xây dựng nào. Tùy theo mỗi công trình mà nhà thầu thi công xây dựng sẽ quyết định đưa ra những tính toán hợp lý.

Vai trò của giằng móng

Giằng móng có nhiệm vụ nâng đỡ tường bao che hoặc tường ngăn trong nhà truyền đến móng. Ngoài ra, nó còn chịu một phần mô men của cột. Trường hợp cột bị lệch tâm càng nhiều so với đài móng thì mô men này càng lớn. Ở nhiều trường hợp khác, giằng móng còn đóng vai trò:

– Chống rạn nứt, chống thấm hiệu quả

– Gia cố giúp móng vững chắc hơn, tăng sức chịu đựng của các loại rải trọng trong quá trình xây nhà và sử dụng.

– Tạo nền móng thống nhất và chặt chẽ. Đảm bảo độ bền vững cho kết cấu công trình.

– Tăng cường độ cứng và phân bố đêu tải trọng công trình truyền xuống móng.

– Giảm độ biến dạng cho sàn nhà trong mọi trường hợp.

– Chống xoay, chống xô lệch ở các nút chân cột trong điều kiện không thuận lợi.

Cấu tạo các loại giằng móng

Sử dụng giằng móng đã trở nên rất phổ biến và được áp dụng cho 3 loại móng chính. Đó là: móng đơn, móng băng và móng bè. Với mỗi loại móng sẽ có những điểu bố trí giằng khác nhau. Tùy theo loại móng và mục đích sử dụng mà cách tính toán giằng cũng sẽ thay đổi. Ví dụ, chiều cao chọn theo chiều dài nhịp, bề rộng chọn theo chiều cao hoặc bề rộng của tường bên trên.

Hoặc kích thước dầm móng cọc sẽ phụ thuộc vào khoảng cách của cột trụ. Cụ thể:

– Nếu khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 3 – 6 m thì giằng móng sẽ có hình thang hoặc hình chữ nhật.

– Nếu khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 10 – 12 m thì giằng móng sẽ có hình dạng chữ T.

Thêm vào đó, độ của của dầm móng so với mặt nền sẽ lấy thấp hơn ít nhất mà 0.5m. Đây là khoảng cách có thể tạo ra lớp cách nước hợp lý, giúp móng chống được độ biến dạng. Đồng thời xung quanh giằng móng sẽ được chèn bằng đá dăm hoặc gạch vỡ để công tác đầm thêm chắc chắn.

Giằng móng đơn

Dầm móng đơn có cấu tạo hình trụ được tạo thành từ cốp thép dày và đổ bê tông trực tiếp vào bên trong. Nền móng và hệ thống giằng móng đơn liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên một kết cấu bền vững. Điều này giúp hạn chế nhiều tác động của nền đất với công trình.

Hình ảnh giằng móng đơn
Hình ảnh giằng móng đơn

Đồng thời, giằng cho móng đơn còn đóng vai trò giúp hạn chế các hiện tượng sạt lún giữa các đài móng với nhau. Kích thước khuyến kích sử dụng là 0.3 x 0.7 (m).

Giằng móng băng

Dầm móng băng được sử dụng trong nhiều công trình hơn các loại khác vì khả năng chịu lực tốt, đa dạng và độ tương thích cao hơn. Cấu tạo giằng sẽ cố định phần móng giúp đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho toàn bộ kết cấu.

Hình ảnh giằng móng băng
Hình ảnh giằng móng băng

Kích thước giằng móng băng tối ưu vẫn nên ở trong khoảng 0.3 x (0.5-0.7) m.

Giằng móng bè

Dầm móng bè được sử dụng ở nhiều công trình xây dựng trên nền đất yếu, giằng móng bè giúp gia cố khả năng chịu lực cho công trình. Hoặc do thiết kế công trình có tầng hầm, hồ bơi, kho… thì giải pháp này khá an toàn và giúp phân bố đều tải trọng, tránh được tính trạng sút lún.

Hình ảnh giằng móng bè
Hình ảnh giằng móng bè

Giằng móng bè được cấu tạo bao gồm nhiều lớp: bê tông lót mỏng, bản mỏng trải rộng dưới toàn bộ công trình và dầm móng. Kích thước dầm tiêu chuẩn giống với móng đơn là: 0.3 x 0.7 (m).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *