Bài viết này nói về tác dụng của phương pháp ép cọc bê tông trong xây dựng công trình và các phương pháp đóng cọc bê tông thường dùng.
Nhu cầu xây dựng ngày một tăng lên mỗi năm do sự tăng trưởng về dân số và công cuộc hiện đại hóa đất nước. Để xây dựng được những công trình bền vững với thời gian thì khâu xử lý nền móng là một trong những công tác quan trọng nhất.
Ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông là phương pháp sử dụng các máy móc thiết bị hỗ trợ xây dựng hiện đại, thực hiện đóng những cọc bê tông được đúc sẵn xuống vị trí nền đất được đánh dấu trước đó với mục đích làm gia tăng khả năng chịu tải cho nền móng công trình.
Nền móng là bộ phận chịu tải của toàn bộ công trình lên trên nó. Do vậy, khi sử dụng phương pháp này, khả năng chịu lực và tải trọng của móng được nâng cao và cải thiện hơn gấp nhiều lần so với công trình bình thường.
Các phương pháp ép cọc bê tông thường dùng:
+ Ép tải: phù hợp với công trình vừa, lớn hoặc có diện tích mặt bằng thi công.
+ Ép neo: có thể áp dụng cho công trình vừa, lớn hoặc không có mặt bằng thi công.
+ Ép cọc bằng robot: phương pháp ép cọc bằng máy ép robot thường chỉ sử dụng cho công trình lớn, đòi hỏi có mặt bằng thi công rộng rãi.
+ Đóng cọc bê tông bằng búa rung: phương pháp này tương đối cơ động, thi công nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên mặt bằng thi công phải rộng đủ cho máy đứng.