Công thức tính độ chối cọc đóng

Công thức tính độ chối cọc đóng cọc chung theo lý thuyết:

Công thức tính độ chối cọc đóng

Trong đó :

e: độ chối dư (cm)

F: diện tích được tính theo chu vi ngoài của cọc (mm2)

Ett : năng lượng tính toán của nhát đập (T.cm)

QT : trọng lượng toàn phần của búa (T)

ε2 : =0,2 với cọc BTCT

q: trọng lượng của cọc (T)

q1: phần trọng lượng của cọc đệm (T)

K :hệ số an toàn về đất, với công trình dân dụng = 1,4

m : =1 cho búa đóng

P: khả năng chịu tải của cọc theo thiết kế (T)

n : =150 với cọc BTCT, 500 với cọc thép

*Click vào để tải về file word: Công thức tính độ chối cọc đóng.doc

Tính độ chối đóng cọc trong thi công thực tế:

Câu hỏi: Khi đóng cọc thì tính độ chối thực tế như thế nào. Cái này mình cũng chưa làm hiện trường bao giờ nên không hiểu. Mong các bạn giải đáp giùm.

Trả lời:

Sau khi đóng cọc đến cao trình thiết kế lúc đó cọc chỉ là đang chối giả mà thôi, bạn phải chờ vài ngày cho nền đất ổn định mới lấy máy thủy bình ra đo lại cao độ lúc bây giờ, sau đó ban mới cho búa đóng thử độ chối.

Có 3 trường hợp đóng chối như sau:

– Đối với búa chấn động thì đóng 5 phút liên tục, tính số nhát búa

– Đối với búa diezen và búa đơn động thì đóng 1 phút liên tục,tính số nhát búa

– Đối với búa rơi tự do thì đóng 10 nhát búa liên tục.

Sau đó đo lại cao trình chối, bao nhiêu cm.

Tính bằng công thức: e=S/n

với S: khoảng cách chối của cọc, n: số nhát búa ứng với các trường hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *