Giới thiệu phương pháp thi công cọc bằng búa

Thiết bị thi công chính của phương pháp thi công cọc bằng búa là búa thủy lực hoặc búa diesel được gắn trên giàn treo của máy cơ sở.

Các đoạn cọc được nâng lên, gắn vào búa đóng và sau đó được hạ xuống nền đất bằng năng lượng do va chạm giữa búa đóng và đầu cọc. Trong quá trình thi công, độ chối của cọc sẽ được ghi lại và kiểm tra so với yêu cầu kĩ thuật của dự án. Khi cọc đạt độ chối yêu cầu, tính theo các công thức kinh nghiệm, cọc được xem là đạt tải thiết kế của công trình.

Công trình thi công đóng cọc bằng búa
Công trình thi công đóng cọc bằng búa

Quy trình thi công cọc bằng búa đóng

Công tác chuẩn bị → Định vị tim cọc → Cẩu cọc vào vị trí Đóng cọc bằng búa → Cẩu đoạn cọc tiếp theo và hàn nối cọc bằng máy → Đóng cọc bằng búa đến điều kiện dừng đóng.

Ưu điểm

– Thiết bị thi công búa đóng có kết cấu gọn nhẹ, làm việc độc lập, dễ vận chuyển, thao tác đơn giản. Máy có tính linh hoạt và cơ động, do đó có thể thi công ở nhiều địa hình phức tạp, khó khăn, chật hẹp, mấp mô như trên biển, cạnh bờ sông, mép núi,….

– Phương án đóng cọc có thể áp dụng với cọc bê tông cốt thép đúc sẵn, cọc ống thép có các kích thước từ D300 cho đến D1000. Cọc có thể đóng xiên theo yêu cầu thiết kế.

Nhược điểm

– Một trong những nhược điểm lớn nhất của phương pháp này gây tiếng ồn, mặt đất gần khu vực thi công bị rung, gây ảnh hưởng đến các công trình hiện hữu xung quanh.

– Dầu diesel (nếu sử dụng búa Diesel) sẽ bị bắn ra ngoài khi thi công, gây ô nhiễm môi trường, do vậy phương pháp này chỉ nên áp dụng ở các khu vực xây dựng nhà xưởng, khu công nghiệp, bến cảng, xa dân cư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *