Hai từ Nền Móng là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong xây dựng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này.
Để giúp bạn đọc hiểu được nền móng cũng như cấu tạo nền móng như thế nào Xaydungnenmong.com liền đăng tải ngay bài viết này.
Tóm tắt:
Móng là gì?
Móng là bộ phận liên kết với kết cấu bên trên công trình có nhiệm vụ truyền toàn bộ tải trọng công trình phân bố tải trọng này xuống nền đất.
Bề mặt tiếp xúc với nền đất là mặt móng.
Nền là gì?
Nền là vùng đất chịu ảnh hưởng do tải trọng móng truyền xuống, được giới hạn bằng đường cong dạng như bóng đèn tròn, ngoài phạm vi này ứng suất gây ra do móng truyền tới không đáng kể, không gây nên biến dạng đất.
Cấu tạo Móng
Móng được cấu tạo gồm bản móng hay đài móng hình chữ nhật hay có độ dốc vừa phải để khi thi công không làm tuột bê tông. Trên bản móng có gờ để làm tăng độ cứng cho móng.
Giằng móng
Giằng móng (hay đá kiềng) là đà liên kết ngang giữa các móng. Giằng móng đặt tại cao độ nền công trình làm 2 chức năng: đỡ tường ngăn và chống độ lún lệch giữa các móng, nếu đà giằng móng dùng để liên kết chống lún lệch thì móng phải có kích thước và độ cứng tương xứng với cột để có thể đảm nhận được vai trò này.
Cổ móng
Cổ móng là phần trên bản móng và dưới giằng móng.
Cổ móng thường được cấu tạo lớn hơn cột từ 5cm đến 10cm để tăng độ cứng và để tạo điều kiện thi công định vị cột được dễ dàng.
Chiều cao cổ móng được thiết kế để có thể đảm bảo độ sâu chôn móng (hm) trong đất, đáp ứng được yêu cầu kiến trúc cho hệ thống ống cấp thoát nước, hầm hố ga và để móng có chiều sâu đặt trên nền đất tốt bên dưới, chiêu sâu này còn được xem xét đến ảnh hưởng của vị trí mực nước ngầm.
Chiều sâu chôn móng góp phần gia tăng khả năng chịu tải và ổn định của nền đất, trường hợp nhà có tầng hầm chiều cao hm được quy đổi như sau:
Trong đó:
Nền đất đắp để tôn nền được thi công kĩ lưỡng thì chiều cao hm này được kể thêm chiều cao đất đắp.
Đáy móng
Đáy móng được cấu tạo gồm một lớp bê tông lót, thường là bê tông đá 4×6 mác 100 để làm sạch đáy hố móng, có tác dụng như một ván khuôn để đổ bê tông, giữ không để chảy, mất xi măng thấm vào đất.
Cốt thép đặt trong móng phải được kê cao từ 2cm đến 3cm để bê tông có thể bảo vệ tốt lớp thép này, đường kính cốt thép nền dùng phi 12 trở lên.
Chiều sâu nén chặt nền
Chiều sâu vùng đất nền chịu ảnh hưởng trực tiếp của tải trọng còn được gọi là chiều sâu nén chặt Hnc, chiều sâu này được xác định từ điều kiện tính lún của móng, tại đó ứng suất gây lún bằng 1/5 lần ứng suất do trọng lượng bản thân gây ra, hay có thể xác định từ chiều sâu tính bằng công thức của lớp tương đương: Hnc = 2.Aω.b
Trong một số trường hợp người ta lấy tại đó ứng suất gây lún còn lại bằng 1/10 ứng suất gây lún tại đáy móng.
Độ sâu này thông thường là từ 2,5 đến 3 lần bề rộng b của móng.