Bài viết này Xaydungnenmong.com chia sẻ với các bạn về móng nông, một loại móng được sử dụng nhiều trong xây dựng công trình.
Vậy móng nông là gì, cách phân loại móng nông và ưu nhược điểm của móng nông như nào?
Tóm tắt:
Móng nông là gì?
Móng nông là những móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại. Chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2÷3m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m.
Móng nông thích hợp với những công trình có quy mô nhỏ như. Nhà cấp 4, nhà lầu từ 1 đến 5 tầng cà được xây dựng trên nền đất tốt. Hoặc nếu nền đất yếu thì gia cố bằng các loại cọc gỗ như cừ tràm hoặc cọc bê tông cốt thép để tăng độ cứng cho nền đất.
Phân loại móng nông
Có nhiều cách phân loại móng nông và dựa vào nhiều yếu tố chính sau:
Dựa vào đặc điểm của tải trọng móng nông
Tải trọng công trình khả năng chịu lực của nền móng cho toàn bộ công trình bên trên. Các loại móng nông dựa theo tải trọng gồm:
– Móng chịu tải trọng đúng tâm.
– Móng chịu tải trọng lệch tâm.
– Móng các công trình cao (tháp nước, ống khói,…).
– Móng thường chịu lực ngang lớn (tường chắn, đập nước, …).
– Móng chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng, mô men nhỏ.
Dựa vào độ cứng của móng
– Móng tuyệt đối cứng: Móng có độ cứng rất lớn (xem như bằng vô cùng). Và biến dạng rất bé (xem như gần bằng 0), thuộc loại này có móng gạch, đá, bê tông.
– Móng mềm: Móng có khả năng biến dạng cùng cấp với đất nền (biến dạng lớn, chịu uốn nhiều). Móng BTCT có tỷ lệ cạnh dài/ngắn > 8 lần thuộc loại móng mềm.
– Móng cứng hữu hạn: Móng Bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/cạnh ngắn < 8 lần. Việc tính toán mỗi loại móng khác nhau, với móng mềm thì tính toán phức tạp hơn.
Dựa vào cách chế tạo
Dựa vào cách chế tạo, người ta phân thành móng toàn khối và móng lắp ghép.
– Móng toàn khối: Móng được làm bằng các vật liệu khác nhau. Chế tạo ngay tại vị trí xây dựng (móng đổ tại chỗ).
– Móng lắp ghép: Móng do nhiều khối lắp ghép chế tạo sẵn ghép lại với nhau khi thi công móng công trình.
Dựa vào đặc điểm làm việc
Theo đặc điểm làm việc, có các loại móng nông cơ bản sau :
– Móng đơn: dưới dạng cột hoặc dạng bản. Được dùng dưới cột hoặc tường kết hợp với dầm móng.
– Móng băng dưới cột chịu áp lực từ hàng cột truyền xuống. Khi hàng cột phân bố theo hai hướng thì dùng máy đóng băng giao thoa.
– Móng băng dưới tường: là phần kéo dài xuống đất của tường chịu lực và tường không chịu lực.
– Móng bản, móng bè : móng dạng bản BTCT nằm dưới một phần hay toàn bộ công trình.
– Móng khối: là các móng cứng dạng khối đơn nằm dưới toàn bộ công trình. Theo cách phân loại này ta sẽ nghiên cứu cấu tạo chi tiết của một số loại thường gặp.
Ưu và nhược điểm của móng nông
So với các loại móng sâu, móng nông có nhiều ưu điểm hơn gồm
Ưu điểm của móng nông
– Thi công đơn giản, không đòi hỏi các thiết bị thi công phức tạp. Việc thi công móng nông có thể dùng nhân công để đào móng. Một số trường hợp với số lượng móng nhiều, hoặc chiều sâu khá lớn có thể dùng các máy móc để tăng năng suất và giảm thời gian xây dựng nền móng.
– Móng nông được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng vừa và nhỏ. Giá thành xây dựng nền móng ít hơn móng sâu.
– Trong quá trình tính toán bỏ qua sự làm việc của đất từ đáy móng trở lên.
– Thời gian thi công nhanh và chi phí xây dựng thấp hơn móng sâu nhiều.
Nhược điểm của móng nông
– Chỉ xây dựng được những công trình có quy mô nhỏ, khó có khả năng mở rộng hay nâng cấp thêm.
– Khả năng chịu tác động của các yếu tố thiên nhiên như. Động đất, bão, lốc xoáy không bằng các công trình được xây dựng trên nền móng sâu.
– Nhiều nền đất có độ lún cao thì không nên sử dụng móng nông vì có thể bị nghiên hay sụp lún gây nguy hiểm đến tài sản và tính mạng nhiều người.
Nhìn chung móng nông là loại móng nhà phổ biến nhất hiện nay. Vì các công trình xây dựng như nhà ở dân sinh, phòng trọ hay nhà phố đều sử dụng loại móng này. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình thì các bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành xây dựng để tìm được giải pháp thích hợp nhất.